Không phải tất cả phụ nữ đều giỏi chuyện bếp núc, đôi lúc còn gặp những chuyện dở khóc dở cười nơi nhà bếp. Trong đó, nấu cháo bị khê là trường hợp nhiều bạn mắc phải. Thay vì bỏ đi, bạn hãy cùng Bếp Nhà Pi tìm hiểu cách chữa cháo khê trong bài viết này nhé!
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Thế nào là cháo bị khê?
Cháo khê hay còn gọi là khét và dễ dàng nhận biết qua mùi hương của món ăn. Thông thường món ăn bị khê tức là cháy đen ở phía đáy nồi và khó mà rửa sạch. Cháo khê vô cùng khó ăn và chứa nhiều mối nguy hiểm gây hại cho sức khỏe.
Ăn cháo khê có sao không?
Mùi vị của món bị khê đã vô cùng khó ăn, nhưng nhiều người sợ lãng phí mà dùng luôn món ăn đã bị khê. Tuy nhiên, theo nghiên cứu khoa học thì ăn món ăn bị khê rất hại cho sức khỏe. Bởi các acid amin, protein, đường trong thức ăn đã bị nhiệt phân thành các chất làm phát triển tế bào ung thư. Do đó, khi ăn cháo khê có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn người thường.

Cháo bị khê phải làm sao? Cách chữa cháo khê hiệu quả
Cháo là món ăn dễ nấu và cũng rất dễ bị khê nếu khuấy không đều hoặc nấu ở nhiệt độ quá cao. Bạn dễ dàng nhận diện chúng thông qua mùi hương. Có nhiều cách chữa cháo khê tùy thuộc vào thời gian bạn phát hiện.
Trong thời gian đầu, khi phát hiện thì bạn có thể chữa cháo khê đơn giản như:
- Múc nhẹ nhàng phần cháo phía trên sang nồi khác.
- Nấu tiếp cháo trong nồi mới và cần đảo đều tay.
- Nếu cháo không đủ số lượng cho gia đình thì bạn có thể nấu song song nồi cháo khác. Hoặc nếu cháo bị khê ở giai đoạn đầu thì cho nguyên liệu vào nấu tiếp.
Trong trường hợp cháo bị khê quá nhiều hoặc thời gian phát hiện quá trễ thì có thể chữa như sau:
- Cho thêm gia vị vào nêm nếm lại để che đi mùi khê.
- Tốt nhất nên cho nhiều tiêu, hành giúp lấn át mùi khê hiệu quả nhất.
Nếu bạn đang nấu cháo mà bận công việc khác, làm cháo bị khê nặng và không thể cứu chữa nữa, cách tốt nhất nên mang nồi đi ngâm nước lạnh để lau rửa dễ dàng hơn và nấu lại nồi cháo khác để đảm bảo dinh dưỡng cũng như sức khỏe cho cả nhà.

> Có thể bạn quan tâm: Gạo bị mọt ăn được không? Cách xử lý gạo mọt hiệu quả!
Cách nấu cháo không bị khê, ngon bùng vị
Học cách chữa cháo khê xong rồi nhưng cách tốt nhất để nồi cháo thơm ngon đúng điệu thì bạn hãy thử áp dụng các mẹo nhỏ dưới đây nhé:
Trộn thêm ít nếp vào gạo
Nếp có độ dẻo, sánh hơn gạo nhiều do đó khi trộn cùng để nấu làm món cháo thêm phần sánh dẻo và mềm mịn. Ngoài ra, nếp có hương thơm đặc trưng sẽ làm tăng thêm hương vị cho món ăn.
Ngâm trước nấu 30 phút
Khi đấy, gạo, nếp sẽ thấm nước và nhanh mềm. Do đó, khi nấu sẽ nhanh nhừ hơn bình thường.
Rang trước khi nấu
Công đoạn này vô cùng quan trọng, vừa giúp gạo/ nếp nhanh nhừ mà còn giữ được hình dáng sau khi nấu chín. Sau khi ngâm, cho gạo nếp vào chảo và rang đến khi ngã vàng là được.
Lượng nước thích hợp
Đối với cháo trắng, cho nước theo tỷ lệ 3 nước : 1 gạo. Với các loại cháo còn lại, thường sẽ cho theo tỷ lệ 4 nước:1 gạo.
Nấu với nước sôi
Để hạt gạo nếp mau nhừ thì cần nấu cùng nước sôi. Bạn cho gạo nếp vào nước sôi trên bếp, rồi đóng kín nắp lại. Khoảng 15-20 phút sau mở nắp ra và thấy hạt đã nhừ ra hết.
Thêm dầu ăn cho cháo
Trong thời gian nấu, nếu bạn thêm dầu ăn vào cháo thì khi chín cháo sẽ bóng loáng và dậy mùi hơn.
Nấu các nguyên liệu riêng biệt
Thông thường chúng ta có thói quen cho tất cả nguyên liệu vào chung gạo, nếp để nấu. Như thế nồi cháo sẽ kém ngon đấy. Bạn nên nấu các nguyên liệu chín riêng biệt, trước khi cháo chín khoảng 10 phút thì cho nguyên liệu vào và đậy kín nắp.
Khuấy 2 lần khi nấu
Đừng nên khuấy cháo nhiều lần trong suốt quá trình nấu, chỉ nên khuấy 2 lần, đó là:
- Lần đầu: Sau khi cho gạo, nếp vào nước sôi và khuấy theo 1 chiều.
- Lần hai: Nấu cháo khoảng 20-25 phút, khuấy theo 1 chiều tầm 5 phút thì đóng nắp lại và ninh thêm 3-5 phút là có nồi cháo thơm ngon, đầy bổ dưỡng.
Với cách chữa cháo khê ở trên, mong rằng bạn sẽ có cho mình nồi cháo thật ngon nhé!
> Có thể bạn quan tâm: Cách nấu chè đỗ đen bằng nồi áp suất thơm ngon, nhanh, tiện mà không bị nát
Theo dõi fanpage của Bếp Nhà Pi để cùng chia sẻ nhiều kiến thức, kinh nghiệm hữu ích bạn nhé!